Tiền sử khỏe mạnh, cô gái 30 tuổi ngừng tim khi đang làm việc
Nữ bệnh nhân người Mỹ đã phải chiến đấu giành giật sự sống của mình sau khi tim đột ngột ngừng đập.
Nữ bệnh nhân người Mỹ đã phải chiến đấu giành giật sự sống của mình sau khi tim đột ngột ngừng đập.
Gia đình không có người mắc bệnh tim mạch nhưng Katrysha Gellis, người Mỹ, đã trải qua hai cơn ngưng tim bất ngờ cách nhau 6 năm.
Sự cố đầu tiên xảy ra vào tháng 10/2015, Gellis đang làm việc thì bắt đầu cảm thấy không khỏe. Ngay sau đó, cô ngã quỵ và tim ngừng hoạt động.
Katrysha Gellis bị ngừng tim lần đầu khi 30 tuổi. Ảnh: Insider
Gellis kể với BBC: "Các đồng nghiệp của tôi nhanh chóng gọi cấp cứu, sau đó họ bắt đầu ép ngực giúp đẩy máu đi khắp cơ thể tôi, giữ oxy lên não, giúp tôi sống sót”. Khi đội cấp cứu tới, nhân viên y tế sử dụng máy khử rung tim giúp tim Gellis đập đúng nhịp.
Khi đó, Gellis vừa tròn 30 tuổi và là một người khỏe mạnh, không có ai trong gia đình mắc bệnh tim. Bác sĩ chẩn đoán, cô mắc chứng rối loạn nhịp tim nhưng không tìm ra nguyên nhân.
Theo Tổ chức Ngừng tim đột ngột, trong 10 người, chỉ có một người sống sót sau khi bị ngừng tim. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, ở cả những người có vẻ khỏe mạnh. Nếu được hô hấp nhân tạo ngay, tỷ lệ sống sót có thể tăng gấp 2-3 lần.
Các bác sĩ nói rằng mặc dù Gellis khó có thể bị ngừng tim lần nữa, nhưng thiết bị trên có tác dụng bảo vệ cô nếu điều đó xảy ra.
Hơn 6 năm sau, vào tháng 1/2022, Gellis đang ở nhà thì bị rối loạn nhịp tim và ngã quỵ. Máy khử rung tim giúp khởi động lại trái tim trong khi chồng cô gọi cấp cứu.
Gellis tâm sự, việc bị ngừng tim hoặc chứng kiến người khác trải qua tình trạng đó là một trải nghiệm đau buồn, cần thời gian để quên đi.
Các triệu chứng của ngừng tim và đau tim khác nhau
Sau khi bị ngừng tim, Gellis đã chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao nhận thức của mọi người. Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu của một cơn ngừng tim khác với đau tim.
Theo Tổ chức Ngừng tim đột ngột, khi một người lên cơn đau tim, họ vẫn tỉnh táo và tim sẽ tiếp tục đập. Các cơn đau tim xảy ra khi lượng máu cung cấp cho tim giảm hoặc tắc nghẽn, có thể gây ra cảm giác khó chịu ở giữa ngực kéo dài hơn vài phút hoặc biến mất rồi quay trở lại.
Ngừng tim là khi tim ngừng đập hoàn toàn. Khi đó,nạn nhân sẽ không có phản ứng, không thở được bình thường. Do đó, họ cần hồi sức tim phổi và máy khử rung tim.
Gellis nói: "Nếu thấy một ai đó bất tỉnh và không thở bình thường, bạn hãy gọi cấp cứu, hồi sức tim phổi và gây sốc bằng máy khử rung tự động bên ngoài".Gellis khuyên mọi người nên tham gia các lớp hướng dẫn hồi sức để có thể giúp người khác trong các tình huống khẩn cấp.
Lý do người trẻ có nguy cơ tử vong do đau tim cao vọt 2 năm qua
Nhóm từ 25 đến 44 tuổi ở Mỹ có tỷ lệ tử vong do đau tim tăng gần 30% trong hai năm đầu tiên của đại dịch Covid-19.
Gần 20 ngày căng thẳng cứu thiếu niên 13 tuổi bị trụy tim mạch
Bệnh nhi 13 tuổi nhập viện khi đã tím tái, rối loạn nhịp, ngưng tim. Nếu không có máy ECMO (tim phổi nhân tạo), tỷ lệ tử vong ở trường hợp này là gần 100%.
Bình luận