5 bí quyết rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ chuẩn bị vào tiểu học, siêu thực tế

20/08/2020 14:50

Đọc sách – một kỹ năng rất quan trọng cho sự thành công của mỗi con người. Nếu kỹ năng đọc tốt, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức, rất thuận lợi trong học tập, công tác, và cả cuộc sống xã hội nữa.

Đọc sách – một kỹ năng rất quan trọng cho sự thành công của mỗi con người. Nếu kỹ năng đọc tốt, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức, rất thuận lợi trong học tập, công tác, và cả cuộc sống xã hội nữa.

Kỹ năng đọc rất quan trọng cho việc học tập của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc bằng những cách sau.

Tạo không gian để rèn thói quen đọc sách

5 bí quyết rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ chuẩn bị vào tiểu học, siêu thực tế

Cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ chuẩn bị vào tiểu học (Ảnh minh họa)

Để rèn luyện thói quen đọc sách bạn nên cố gắng để bé tránh xa các thiết bị điện tử vì chúng chính là nguyên nhân hàng đầu phá hủy mọi sự nỗ lực của bạn trong việc luyện tập cho con. Bé cũng không nên nói chuyện với người khác trong lúc đọc sách vì nó sẽ phân tán sự tập trung. Nếu có thể hãy đọc sách ở những vị trí, địa điểm có không gian yên tĩnh thoáng mát như ban công hay trong khu vườn nhiều cây xanh chẳng hạn.

Đọc nhiều loại sách khác nhau

Sách có rất nhiều nội dung và hình thức, mỗi loại đều có đặc điểm riêng. Nếu những đứa trẻ của bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm loại sách yêu thích để đọc, thì có thể là vì trẻ chưa tìm thấy một thể loại phù hợp với sở thích của mình.

Sách truyền thống có nhiều thể loại, bao gồm bí ẩn, lịch sử, tiểu sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng... Một số cuốn sách được viết theo phong cách độc đáo và vui nhộn, hãy để trẻ chọn những quyển sách phiêu lưu của riêng trẻ.

Nếu bạn đang tìm kiếm loại sách kích thích thị giác cho trẻ hơn, hãy thử một cuốn truyện có tranh, tạp chí hoặc cuốn sách du lịch. Sách cũng là nguồn tài nguyên tuyệt vời để học một kỹ năng mới. Sách chuyên về các trò đùa, sách ảo thuật và sách nấu ăn là những ví dụ tuyệt vời trong số này.

Khuyến khích khi trẻ đọc

Phản ứng của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới việc con cố gắng trở thành một người đọc tốt. Cha mẹ hãy tỏ ra thông cảm và khen ngợi các cố gắng của con thật nhiều. Tuyệt đối không mắng trẻ khi trẻ đọc sai mà cần hướng dẫn trẻ đọc lại cho đúng.

Làm gương cho con

5 bí quyết rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ chuẩn bị vào tiểu học, siêu thực tế

Thời đại internet bùng nổ, bạn cũng không để ý nhiều đến sách báo giấy. Nhưng nếu bạn là người ham đọc sách, bạn cũng sẽ truyền cảm hứng cho con. Các bé rất thích bắt chước người lớn. Khi làm như người lớn, trẻ thấy mình trưởng thành hơn. Vì vậy, ngoài thời gian lướt web, bạn cũng nên mua một số sách báo để đọc. Thỉnh thoảng, hãy bàn luận với bạn đời hoặc với con những cuốn sách ý nghĩa.

Hãy nói về nội dung cuốn sách hoặc bài báo bạn đọc mà bạn cảm thấy thú vị, sau đó, hỏi con xem có điều gì thú vị trong cuốn sách của con không. Điều đó sẽ tạo cho bé sự thích thú, ham mê, và thói quen đọc sách ngấm vào suy nghĩ, nhận thức của con một cách rất tự nhiên.

Tặng sách cho con như một phần quà

Nhận quà luôn được trẻ em hào hứng dù trong đó là gì đi nữa, đặc biệt từ những người thân yêu chúng sẽ nâng niu. Cha mẹ hãy tận dụng điều này để tặng cho trẻ những quyển sách hay khi chúng làm tốt công việc của mình. Vậy nên, tặng sách giúp con bạn quý trọng sách hơn, tạo thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ rất hiệu quả.

Có thể trẻ sẽ chưa thể cảm nhận được giá trị của những quyển sách mà bố mẹ mua cho bé nhưng những câu chuyện mà bố mẹ đọc, chia sẻ với trẻ hàng ngày sẽ giúp con cảm thấy hứng thú với việc đọc sách. Bố mẹ cũng nên nuôi dưỡng thói quen đọc sách của mình vào một thời gian nhất định trong ngày cùng với trẻ, lâu dần trẻ sẽ thành nếp và bé sẽ coi sách như là người bạn và cũng chẳng mất quá nhiều thời gian để con mong muốn được bố mẹ đọc sách cho trẻ nghe, tự lấy những quyển sách mở hình vẽ mà bé muốn xem.

Xem thêm

Nguồn: ngoisao.vn

5 bí quyết rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ chuẩn bị vào tiểu học, siêu thực tế - Đời sống