Đậu nành - Hạt vàng cho sức khỏe từ thiên nhiên

18/09/2020 10:07

Hơn 1000 năm tuổi, hạt đậu nành đã trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng quý báu cho sức khỏe và được xem là một trong những thực phẩm vàng của thế kỷ 21.

Nguồn gốc của hạt Đậu Nành
Cây đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc và đến Bắc Mỹ vào 1765. Đầu những năm 1900, nền công nghiệp sản xuất đậu nành ở Bắc Mỹ bắt đầu như một phương tiện để cung cấp thức ăn cho động vật và là lương thực cho con người. Đậu nành chứa 48% protein với điểm điểm protein đậu nành là 1.0, đây là số điểm cao nhất mà một loại protein có thể nhận được, vị trí này có sữa, thịt bò và trứng. Hầu hết các món ăn truyền thống ở châu Á kết hợp đậu nành như một thực phẩm chính như đậu phụ, nước tương.

1-1

Hạt đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng rất cao
Lượng đậu nành trung bình người Đông Á sử dụng là 40 - 90 gram/ ngày, cung cấp 10 - 20g protein đậu nành. Thực phẩm từ đậu nành thường được sử dụng như một loại gia vị cho món ăn chính hoặc dạng toàn phần như miso, đậu phụ, nước tương…
Ở Bắc Mỹ, các sản phẩm đậu nành tinh chế như đậu nành cô đặc, đậu nành kết cấu và lecithin đậu nành đang tìm đường trở thành các loại thực phẩm chế biến trong thế kỷ 21. Từ năm 2000 đến năm 2007, các nhà sản xuất thực phẩm Hoa Kỳ đã giới thiệu hơn 2.700 loại thực phẩm mới với đậu nành làm thành phần.
Từ thức uống quen thuộc của người Châu Á
Chứa tỉ lệ đạm dồi dào, đậu nành được xem là một loại "thịt không xương" có thể thay thế nguồn đạm thịt động vật ở nhiều quốc gia châu Á. Ngày nay, sữa đậu nành hiện diện trên bàn ăn ở bất cứ đâu. Thống kê cho thấy lượng sữa đậu nành tiêu thụ ở Hồng Kông nhiều hơn cả Coca-Cola. Trong bữa sáng của người Trung Quốc, sữa đậu nành là món không thể thiếu khi dùng chung với bánh màn thầu. Tại Nhật, nó được dùng để chế biến món Yuba nổi tiếng. Ở Hàn Quốc, người ta dùng sữa đậu nành để nấu thành Kongguksu - mì đậu nành lạnh, món ăn rất phổ biến mùa hè.

2

Sữa đậu nành ăn với quẩy, bánh bao là món ăn sáng rất phổ biến và được yêu thích của người dân Trung Quốc
Đại dịch COVID-19 khiến cho các siêu thị hết sạch mặt hàng Natto, được làm từ đậu nành lên men của Nhật với nhiều chất có lợi cho sức đề kháng của cơ thể, cho thấy người tiêu dùng tin tưởng và ưa chuộng đậu nành đến mức nào. Người tiêu dùng ngày nay chú trọng sản phẩm có nguồn gốc thực vật, thân thiện với môi trường và hướng đến phát triển bền vững. Vì vậy, sữa đậu nành đang là thứ thức uống lành mạnh của thời đại mới.

3

Ngoài Natto, món đậu phụ lạnh được làm từ đậu phụ lụa cũng là món ăn rất phổ biến tại các nhà hàng Nhật Bản

Tới loại sữa hạt không thể thiếu trong gia đình Việt
Theo thống kê của Compass Packaging, Việt Nam là quốc gia uống sữa đậu nành nhiều thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan. Sữa đậu nành dễ chế biến, lại ngon, rẻ, dễ hấp thu và đầy đủ dinh dư. Người Sài Gòn chọn ly đậu nành đá uống kèm bữa sáng. Du khách lên Đà Lạt phải thưởng thức cho bằng được ly sữa đậu nành nóng bốc khói trong đêm lạnh. Người Hà Nội lại hoài niệm vị béo ngậy sánh mịn thơm lừng của sữa đậu nành đựng trong chai thủy tinh nút bấc Phố Cổ.

4

Sữa đậu nành nóng hổi là thức uống ấm lòng nổi tiếng ở Đà Lạt .
Thói quen mua sữa đậu nành nấu thủ công bên ngoài về uống của người Việt cũng đang dần thay đổi. Sau vài vụ ngộ độc thực phẩm từ sữa đậu nành đường phố kém chất lượng, người ta chuộng sữa đậu nành tự nấu hoặc loại đóng hộp tiện dụng.
Từ món sữa đậu nành đơn giản mà thơm ngon đầy đủ dinh dưỡng này, người Việt cũng sáng tạo thêm nhiều phiên bản món ăn, thức uống khác nhau, giúp bảng thực đơn các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa đậu nành càng trở nên phong phú và nhiều lựa chọn hơn, như sữa đậu nành trứng gà, sữa đậu nành matcha, bạc hà, mè đen, đậu nành tào phớ...

Tào hủ là món ăn ngon và bổ dưỡng được làm từ đậu nành
Cách chọn sữa đậu nành chuẩn
Để tận dụng tối đa lợi ích của sữa đậu nành, người tiêu dùng nên lưu ý chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với sữa đậu nành đóng hộp, chỉ nên mua sản phẩm đã được tiệt trùng của những nhà sản xuất uy tín, sử dụng nguyên liệu không biến đổi gen, không chứa chất bảo quản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng công nghệ chế biến hiện đại giúp giữ nguyên lượng đạm quý.
Nếu tự nấu tại nhà, nên chọn loại đậu tương non-GMO, không để tủ lạnh quá lâu mà nên dùng trong 2-3 ngày cho 1 lần nấu. Không nên mua sữa đậu nành trôi nổi vì đa phần những loại này đều được pha từ bột kem béo và hương liệu, chất bảo quản cùng các phụ gia rất có hại cho sức khỏe.

Nguồn: Như Thảo

Đậu nành - Hạt vàng cho sức khỏe từ thiên nhiên - Sức khỏe